Vào ngày 01/3/2023, tại khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế trường Đại học Lạc Hồng đã diễn ra buổi tọa đàm đánh giá chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của ngành Kinh tế (Ngoại thương). Chương trình được diễn ra tại phòng D105 (Co – Working Space), CS2 – Đại học Lạc Hồng. Với sự tham gia của:
- Thầy TS. Nguyễn Văn Tân - Trưởng khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế;
- Cô ThS. Tạ Thị Thanh Hương – P. Trưởng khoa Quản trị - Kinh tế quốc tế;
- Cô ThS. Nguyễn Thanh Hoà Bình - Trưởng Bộ môn Kinh doanh quốc tế;
- Cô ThS. Nguyễn Thị Bích Thuỳ - Trưởng Bộ môn Marketing và thương mại.
Cùng với quý thầy cô là giảng viên, nhân viên và các vị khách mời từ nhiều đơn vị. Buổi tọa đàm cũng đã diễn ra thành công tốt đẹp và nhận được nhiều đóng góp, cập nhật được nhiều tính mới mẻ hơn nhằm mục đích cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo tại khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế.
Đồng hành cùng với khoa và các bạn sinh viên, khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế rất hân hạnh khi đón tiếp các quý vị khách mời vô cùng đặc biệt đến từ các đơn vị:
Cô ThS. Nguyễn Thanh Hoà Bình - Trưởng Bộ môn Kinh doanh quốc tế đã giới thiệu về chương trình đào tạo của ngành với các quý vị khách mời. Và sau khi giới thiệu các quý vị chuyên gia đã tích cực đóng góp ý kiến và đưa ra một số giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Kinh tế (Ngoại thương) phù hợp với xu thế hiện nay, cũng như đưa ra một số công thức cho các quý giảng viên cũng như các bạn sinh viên để thay đổi tư duy và củng cố lại việc học tập hiệu quả hơn cho sinh viên.
Theo ông Nguyễn Tiến Chương, môn quản trị chất lượng liên quan đến nhiều vấn đề, nên thầy cô cần trang bị khung/phương pháp luận cho sinh viên để kiến thức của sinh viên không chỉ dừng ở trường lớp mà sinh viên còn có thể tự học sau khi ra trường, đảm bảo được kiến thức khi đi làm thực tế. Hiện nay, xã hội quan tâm đến sản phẩm xanh, vì đây gắn liền với hàng loạt tiêu chuẩn để có thể đưa sản phẩm đi xuất khẩu. Do đó, sinh viên cần có sự hiểu biết nhất định về vấn đề này.
Ông Nguyễn Duy Hưng có góp ý môn Quản trị chất lượng và Logistics bắt buộc học, trong đó môn Logistics nếu sinh viên tìm hiểu sâu thì có thể làm được nhiều việc khác nhau. Môn Hành vi tổ chức với riêng sinh viên ngành Kinh tế (Ngoại thương) còn bao gồm cả hành vi ứng xử với bên ngoài, bởi vì đây chính là kỹ năng quốc tế của sinh viên. Ngoài ra, Khoa cần có chương trình hay cuộc thi về tài năng kinh tế ngoại thương để sinh viên yêu thích hơn môn học. Từ đó có sự lan tỏa để sinh viên gắn bó với chuyên ngành. Nhà trường cần xây dựng chương trình trải nghiệm làm sao để không còn khoảng cách giữa trường học và thực tế.
Theo ông Văn Công Hải, hiện các môn tiếng Anh trong chương trình học quá nhiều, nên chăng nhà trường tạo các sân chơi ngoại ngữ cho sinh viên để tăng phản xạ, tự tin trong giao tiếp ngoại ngữ. Cần tăng thời lượng môn Thuế và Nguyên lý kế toán, thực tế hiện nay khi ban hành Thông tư 38 và 39 bổ sung thì vấn đề cấp thiết cho xuất nhập khẩu nói riêng và các bộ phận có liên quan (Kho, sản xuất,...) là rất cần thiết. Trong các môn Luật Thương Mại Quốc Tế, Quản trị kinh doanh quốc tế cần tăng thêm thời lượng để sinh viên nghiên cứu sâu hơn các Hiệp định đa phương, song phương. Các quy định mới về chứng nhận xuất xứ (C/o), cách tính hàm lượng, chuyển đổi HS,… Về C/o, sinh viên Ngoại Thương rất ít và hiếm khi hiểu sâu về vấn đề này.
Sau khi các vị chuyên gia đóng góp ý kiến thì các bạn sinh viên cũng đã tích cực phát biểu những thắc mắc bấy lâu nay của mình để cho các vị chuyên gia gỡ rối những thắc mắc đó. Đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho các bạn sinh viên, giúp các bạn ngày càng phát triển bản thân mình hơn.
Sau một khoảng thời gian chia sẻ với nhiều nội dung đáng ghi nhận thì buổi tọa đàm đã kết thúc tốt đẹp. Và các quý thầy cô cũng như các bạn sinh viên đã nhận được nhiều bài học và giá trị đến từ các vị chuyên gia. Và tất cả mọi người quyết tâm cùng nhau nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo nhiều thế hệ nối tiếp tương lai một cách chất lượng và hiệu quả nhất phù hợp với xu thế.
đào tạo, chương trình, chuẩn đầu ra, ngoại thương, kinh tế