Khoai lang là loại thực phẩm có thể bảo quản lâu ngày. Thế nhưng nếu để ý, bạn có thể thấy khoai lang sẽ dễ mọc mầm khi để trong thời gian dài. Vô tình điều này gây ra rất nhiều hoang mang cho người dùng. Vậy, ăn khoai lang mọc mầm có được không? Foodnk sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn qua bài viết sau đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Giá trị dinh dưỡng trong khoai lang có mầm mọc
Mầm mọc ra từ củ khoai lang được nhiều người nhận xét có vị khá giống rau bina khi ăn. Từ đây, để kiểm chứng về hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang mọc mầm đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện. Hầu hết kết quả cho thấy vitamin B6, vitamin C và nhiều khoáng chất khác có mặt trong loại thực này. Song, những dưỡng chất này tồn tại hàm lượng rất thấp trong thịt khoai. Còn ở phần mầm khoai sẽ không có chất dinh dưỡng mà sẽ chứa độc tố ipomeamarone, ketone (chất nuôi dưỡng mầm cây phát triển nhưng rất có hại cho cơ thể con người). Tuy nhiên những độc tố này ở mức rất thấp.
Khi mầm khoai lang mọc ra dài thì thân và lá của nó thường được dùng chế biến trong ẩm thực. Thêm nữa, chúng ta có thể trồng, thu hoạch bình thường đối với khoai lang đã mọc mầm. Ngoài ra, nhiều người còn tận dụng khoai lang đã mọc mầm để làm cây cảnh trang trí không gian sống.
Tại sao khoai lang mọc mầm?
Theo nhiều nghiên cứu, khoai lang là loại thực phẩm chịu tác động cao của nhiệt độ. Cụ thể, khi bảo quản khoai ở nhiệt độ 21°C sẽ là điều kiện tốt cho mầm khoai phát triển. Và nhiệt độ càng cao thì mầm khoai sẽ mọc nhanh và lớn hơn.
Nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho mầm khoai lang phát triển nhanh
Để mầm không phát triển khi bảo quản khoai lang chúng ta chỉ cần điều chỉnh mức nhiệt độ từ 12°C – 14°C là được. Song, điều kiện lý tưởng nhất có thể bảo quản khoai lang là môi trường tủ lạnh. Tuy nhiên, khoai lang sẽ không còn đầy đủ dưỡng chất khi bảo quản trong điều kiện này.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Khi thấy củ khoai lang có dấu hiệu mọc mầm cũng minh chứng rằng các chất trong khoai đã bị biến đổi. Đồng thời hiện tượng mọc mầm cho thấy khoai đã bảo quản trong thời gian quá dài. Đương nhiên, trong trường hợp này khi ăn khoai lang có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thế nhưng so với mầm khoai tây, mầm của khoai lang sẽ chứa độc tố cực kỳ thấp. Do đó, chúng ta vẫn có thể dùng được khoai lang khi có mầm mọc. Thế nhưng, chúng ta chỉ nên dùng khoai vừa mới mọc mầm nhỏ. Và không ăn khoai có mầm mọc quá cao để tránh tình trạng xấu xảy ra đối với cơ thể.
Tuy nhiên, thường vỏ của khoai lang có mầm sẽ xuất hiện các đốm đen, nâu. Những chỗ đốm này khi ăn sẽ có vị đắng, trong dân gian thường gọi là khoai bị sùng. Vị đắng này là do chất ipomeamarone gây ra. Khi chất độc ipomeamarone xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nôn nửa, đau bụng,…
Cũng vì những đặc tính trên, khi sơ chế khoai lang để chế biến, chúng ta phải loại bỏ vỏ, các vết đen, nâu rồi ngâm nước muối. Đặc biệt, chúng ta cũng phải loại bỏ luôn mầm khoai lang. Mặc dù mầm khoai chứa độc tố ở mức không đáng kể. Thế nhưng nếu những độc tố này tích tụ trong cơ thể thời gian dài sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khoẻ.
Đặc biệt, người có bệnh về hệ tiêu hoá, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ tuyệt đối tránh xa khoai lang có mầm mọc để an toàn sức khoẻ.
Khoa KH&CNTP theo Thúy Duy