Tin tức & Sự kiện

FPT Software open talk 2015: Cơ hội việc làm tại FPT Software Hồ Chí Minh

Sáng ngày 25/11/2015, tại phòng B203, cơ sở 1, Trường Đại học Lạc Hồng, Công ty FPT Software (Fsoft) phối hợp với Khoa Công nghệ thông tin (CNTT), Trường Đại học Lạc Hồng tổ chức gặp gỡ nói chuyện và tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên năm 3, 4 của Khoa.

Đến dự buổi gặp, đại diện Fsoft có Chị Đào Thị Bích Trâm, nhân viên Phòng nhân sự; anh Hồ Văn Thắng, quản lý bộ phận Kiểm thử phần mềm, đang làm việc trực tiếp với khách hàng ở khu vực Mỹ, có kinh nghiệm 5 năm làm việc tại Fsoft; anh Lê Nhật Minh, Quản lý dự án cấp cao, đang làm việc trực tiếp với khách hàng Nhật, có kinh nghiệm 6 năm làm việc tại Fsoft; anh Đặng Như Toàn, quản lý dự án, làm việc với khách hàng Nhật, anh là cựu sinh viên khoá 2004-2009, cựu học viên cao học Khoá 1, Khoa CNTT, Trường Đại học Lạc Hồng; anh Nguyễn Đức Hiển, Giám đốc mảng công nghệ phần mềm, có kinh nghiệm 9 năm làm việc tại Fsoft.

ThS. Phạm Công Xuyên phát biểu khai mạc buổi nói chuyện.

Đại diện Khoa CNTT, Trường Đại học Lạc Hồng có thầy Phạm Công Xuyên - Phó Khoa CNTT, các thầy cô trong Khoa và đông đảo sinh viên năm 3 và 4 tham dự.

Buổi gặp là cơ hội cho sinh viên năm thứ 3 và năm cuối của Khoa CNTT có điều kiện tiếp xúc với Bộ phận Nhân sự và Bộ phận lãnh đạo - trực tiếp làm việc tại Công ty Fsoft Hồ Chí Minh - để được tư vấn về cơ hội nghề nghiệp, các qui trình làm việc trong các doanh nghiệp gia công, sản xuất phần mềm đặc biệt là một công ty có trụ sở đa quốc gia.

“Để được làm việc trong Fsoft chúng em cần phải làm những gì?”

Hầu hết các bạn sinh viên tham dự buổi gặp đều có chung thắc mắc này. Không riêng gì Fsoft, để có được việc làm tại công ty (sản xuất phần mềm) mà các bạn mong muốn, các bạn cần tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển vào ví trị muốn làm. Về kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn): cần xem lại những kiến thức cơ bản, những kiến thức nền, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, vì khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt những câu hỏi kiểm tra xem ứng viên có hiểu kỹ vấn đề hay không chứ không dừng lại ở mức độ biết. Ngoại ngữ là yêu cầu cần phải có, hiện nay Fsoft đang cần những kỹ sư CNTT biết tiếng Anh và biết thêm tiếng Nhật, Hàn Quốc. Về kỹ năng mềm cần phải có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp tốt. Riêng đối với một số bộ phận làm việc với thị trường Mỹ cần thêm kỹ năng thích nghi về thời gian làm việc, vì lệch múi giờ. Cố gắng xây dựng một kiến thức nền tốt nhất ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường.

Chị Đào Thị Bích Trâm, nhân viên tuyển dụng của Fsoft giới thiệu về công ty.

V trí kỹ sư cầu ni là , sinh viên mới ra trường cần chuẩn bị những gì để theo đuổi nghề này?

Kỹ sư cầu ni là công việc đặc thù với thị trường Nhật, đứng giữa đội dự án và khách hàng. Để làm được nghề này cần ba tố chất quan trọng, gồm: nền tảng kỹ thuật tốt, Tiếng Nhật thành thạo và kỹ năng giao tiếp tốt. Hiện nay, Tập đoàn FPT có chương trình 10.000 kỹ sư cầu nối, đây là chương trình đào tạo cho các bạn đã có cơ bản về CNTT, hỗ trợ vay tiền để đi học. Yêu cầu quan trọng nhất là khả năng giao tiếp và có tiềm năng.

Muốn làm Tester (nhân viên kiểm thử), cần chun b nhng gì?

Anh Hồ Văn Thắng, quản lý bộ phận kiểm thử phần mềm của Fsoft trả lời câu hỏi của sinh viên.

Không riêng gì vị trí kiểm thử phần mềm, nhìn chung tất cả các vị trí khác trong công ty đều cần ứng viên có một nền tảng kiến thức tốt, chứng minh qua các tiểu luận, đề tài, thể hiện được giá trị của mình, khả năng cống hiến ra sao, năng lực nền và yếu tố tiềm năng.

Riêng với vị trí tester, yêu cầu ứng viên ham học hỏi, yêu thích sự hoàn hảo, có thiên khiếu về chi tiết hoá, nhìn một vấn đề đa chiều, có kỹ năng giao tiếp trong đội với nhau, với khách hàng tốt. Cần phải suy nghĩ ngoài chiếc hộp, không theo lối mòn. Truyền đạt cho lập trình viên hiểu khách hàng và ngược lại. Vị trí này sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm, thoả mãn các yêu cầu của người dùng,.

Kinh nghiệm phỏng vấn

Anh Hiển cho hay, trong năm vừa qua anh đã phỏng vấn hơn 200 ứng viên, thường thì phỏng vấn 3 ứng viên lấy 1. Anh không có tiêu chí rõ ràng, tuy nhiên đối với các bạn fresher anh sẽ có một bộ câu hỏi cơ bản nhất về kỹ thuật lập trình, nếu bạn nào trả lời tốt, phản ứng nhanh là đạt. Ngoài ra anh còn đặt một số câu hỏi để đánh giá về tố chất, thái độ, tinh thần cầu tiến, như: có suy nghĩ gì về tương lai 5 năm sau làm gì chưa? Nếu chưa có định hướng thì rớt là hiển nhiên. Ngoài ra, đối với một số ứng viên trung bình, anh cân nhắc thêm xem có đào tạo được hay không.

Đối với một số bạn có hồ sơ tốt như: có tham gia dự án, mô tả được dự án đã làm, hoạt động phong trào tốt... thì không cần phỏng vấn nhiều.

Các anh chị Đoàn Fsoft chụp hình lưu niệm cùng Khoa CNTT.

Ngoài ra, buổi nói chuyện còn đề cập đến một số ngành khác đang hot như hot:, như Mobile, Java, Embedded, IoT.

Kết thúc buổi nói chuyện, anh Đặng Như Toàn khuyên các bạn sau khi đã có một vốn kiến thức nền vững chắc rồi thì cần phải chuẩn bị một bản CV thật tốt, trong đó lột tả được trong quá trình học bản thân làm được đồ án, dự án gì? Miêu tả rõ làm như thế nào, kết quả ra sao? Anh Thắng nhắn nhủ thêm, hi vọng các bạn tìm ra được vị trí để khởi nghiệp. Làm sao để thuyết phục được nhà tuyển dụng. Thể hiện được niềm đam mê muốn cống hiến vào nghề nghiệp mà mình đã chọn. Biết được mình là ai, nhà tuyển dụng là ai. Thái độ, tác phong tự tin khi đi phỏng vấn.

Cũng tại buổi nói chuyện này, đã có 3 bạn được anh Hiển trực tiếp phỏng vấn để được thực tập trực tiếp tại dự án của anh ở Fsoft. Hi vọng, trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều ứng cử viên đến từ Khoa CNTT, Trường Đại học Lạc Hồng nộp đơn vào Fsoft.

Dưới đây là hình ảnh của buổi nói chuyện:

 

Khoa Công Nghệ Thông Tin

FPT, khởi nghiệp, cơ hội việc làm


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        1,476,397       1/533